Lịch sử Cao nguyên Hoàng Thổ

Cao nguyên Hoàng Thổ gần Hồn Nguyên tại Sơn Tây.Xói mòn đất dần dần tước đi đất đai của nông dân. (Lâm Hạ, Cam Túc)

Vào thời cổ, các ghi chép thành văn về khu vực này xuất phát từ các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa phương Bắc.[2] Vào cuối thiên niên kỷ cuối cùng trước Công nguyên, sau khi nhà thám hiểm Trương Khiên trở lại Trung Nguyên, nhà Hán đã đẩy lui người Hung Nô và giao thương cùng trao đổi văn hóa trở nên hưng thịnh dọc theo Con đường tơ lụa phương bắc qua phần phía nam của cao nguyên Hoàng Thổ. Hàng hóa được các đoàn buôn chuyển về phía tây gồm vàng, hồng ngọc, ngọc thạch, vải dệt, san hô, ngà voi và các đồ nghệ thuật. Ở phía ngược lại là các vũ khí bằng đồng, lông thú, đồ gốm và vỏ quế.[3]

Trong lịch sử, cao nguyên Hoàng Thổ từng cung cấp nơi trú ẩn đơn sơ nhưng cách nhiệt khỏi mùa đông giá lạnh và mùa hè nóng cho người dân trong vùng tại các ngôi nhà được gọi là diêu động (窰洞), được tạo nên bằng cách đục khoét vào lớp đất hoàng thổ; trong thời trung cổ của Trung Quốc, hầu hết người dân đều sống ở đây; một vài gia đình vẫn sống tại những nơi này cho đến ngày nay. Trong Động đất Thiểm Tây 1556, gần một triệu người đã chết do các hang động được đục khoét trong lớp đất hoàng thổ bị sập. Diêu động cũng được thế giới biết đến nhiều tại Diên An nơi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đặt trụ sở chính vào thập niên 1930. Khi Edgar Snow, tác giả của Red Star Over China (Sao Đỏ tỏa sáng Trung Quốc), thăm Mao và đảng Cộng sản, ông đã sống trong một diêu động có đặc điểm ấm vào mùa đông và mát về mùa hè.